Xe có biển số nhưng chưa có cavet có bị phạt không? Đây là tình huống khá phổ biến khi xe mới mua, xe bị mất cavet hoặc thuộc diện sang tên. Vậy mức phạt cụ thể là bao nhiêu? Và chủ xe cần làm gì để có thể lưu thông hợp pháp khi chờ cavet chính thức? Cùng chuyên gia Biendepso1 giải đáp chi tiết trong bài viết dưới
*Bài viết về mức phạt khi điều khiển xe không cavet được chuyên gia Biendepso1 biên soạn dựa trên Luật Giao thông Đường bộ 2008 và Nghị định 168/2024/TT-BCA.

Các trường hợp xe không có cavet
Trong ngữ cảnh Việt Nam, cavet là cách gọi khác của giấy chứng nhận đăng ký xe (hay còn gọi là giấy đăng ký xe) có tác dụng chứng minh quyền sở hữu và tình trạng pháp lý của phương tiện.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp xe có biển số nhưng lại không có cavet, gây không ít rắc rối khi tham gia giao thông. Các tình huống phổ biến gồm:
- Xe bị mất giấy đăng ký: Chủ xe làm thất lạc hoặc bị trộm mất cavet và đang trong thời gian cấp lại.
- Xe mới mua, chưa hoàn tất thủ tục: Xe đã có biển số tạm nhưng chưa được cấp giấy đăng ký chính thức.
- Xe bị thu hồi cavet: Thường xảy ra khi xe nằm trong diện sang tên, đổi chủ hoặc vi phạm nghiêm trọng.
Xe có biển số nhưng chưa có cavet có bị phạt không?
Căn cứ Điều 58 Luật Giao thông Đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải mang theo các giấy tờ sau khi lưu thông:
- Giấy đăng ký xe (Cavet)
- Giấy phép lái xe
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy, trường hợp xe đã có biển số nhưng chưa có cavet, chắc chắn người lái vẫn bị xử phạt lỗi “điều khiển xe không có giấy đăng ký”, ngay cả khi có giấy hẹn cấp cavet.

Tuy nhiên, trong trường hợp xe mới mua, chủ xe có thể thực hiện thủ tục đăng ký tạm thời cho xe và được phép lưu thông 15 ngày (được phép gia hạn 1 lần tối đa 15 ngày) tại tuyến đường, phạm vi hoạt động trong giấy đăng ký xe tạm thời.
Mức phạt xe có biển số nhưng chưa có cavet
Theo Nghị định 168/2024/TT-BCA, xe có biển số nhưng chưa có cavet sẽ bị xử phạt theo từng loại phương tiện như sau:
Xe ô tô có biển số nhưng chưa có cavet
- Theo Điều 13 Nghị định 168, người điều khiển ô tô có biển số nhưng chưa có cavet sẽ bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng do lỗi không có giấy chứng nhận đăng ký xe.
- Nếu chủ xe không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp hoặc không có chứng từ chuyển quyền sở hữu, phương tiện có thể bị tịch thu theo Khoản 10 Điều 13.
- Phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng trong trường hợp sử dụng cà vẹt xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng cà vẹt xe không đúng số khung, số máy của xe và bị tước giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

Xe máy có biển số nhưng chưa có cavet
Theo Điều 14 Nghị định 168, xe máy có biển số nhưng chưa có cavet sẽ bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng với lỗi tương tự. Nếu chủ xe không thể chứng minh nguồn gốc hợp pháp, xe có thể bị tịch thu theo Khoản 5 Điều 14.
Quy trình đăng ký giấy đăng ký biển số xe tạm thời
Hồ sơ cần chuẩn bị
Trong thời gian chờ giấy đăng ký xe được cấp, chủ xe cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy đăng ký xe tạm thời. Theo quy định, hồ sơ đăng ký biển số xe tạm thời bao gồm:
Tờ khai đăng ký xe tạm thời: Sử dụng mẫu quy định (thường là Mẫu số 04 ban hành kèm Thông tư 58/2020/TT-BCA).
Giấy tờ của chủ xe:
- Cá nhân: Bản sao CCCD/CMND/hộ chiếu (mang bản gốc để đối chiếu).
- Tổ chức: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm người đại diện.
Giấy tờ của xe:
- Hóa đơn mua bán xe hoặc hợp đồng mua bán (nếu có).
- Tờ khai hải quan (đối với xe nhập khẩu).
- Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (do cơ quan kiểm định cấp).
Quy trình thực hiện
Việc đăng ký biển số tạm thời giúp xe lưu hành hợp pháp trong thời gian chờ cấp giấy đăng ký chính thức. Để hoàn tất thủ tục, chủ xe cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Chủ xe có thể thực hiện nộp trực tiếp tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh/thành phố nơi chủ xe cư trú hoặc nơi xe sẽ lưu hành tạm thời hoặc nộp online qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công an.
Chủ xe có thể thực hiện đăng ký biển số tạm thời trực tiếp tại cơ quan công an hoặc online Cổng dịch vụ công
- Bước 2: Nộp lệ phí
Thông tư số 60/2023/TT-BTC ngày 07/9/2023 của Bộ Tài chính quy định rõ mức lệ phí là: Cấp chứng nhận đăng ký tạm thời và biển số tạm thời bằng giấy: 50.000 đồng/xe/lần (1) hoặc Cấp chứng nhận đăng ký tạm thời và biển số tạm thời bằng kim loại: 150.000đồng/lần/xe (2).

- Bước 3: Kiểm tra và cấp biển số tạm thời
Sau khi cơ quan đăng ký xác nhận thông tin xe và kiểm tra thực tế số khung, số máy hợp lệ sẽ thực hiện cấp biển số và giấy đăng ký tạm thời.
- Bước 4: Nhận kết quả
Chủ xe có thể nhận giấy đăng ký xe tạm thời nếu hồ sơ hợp lệ hoặc từ 2 – 3 ngày làm việc thông qua hình thức online, nhận kết quả qua bưu điện hoặc tại cơ quan đăng ký.
Lưu ý, dù có giấy đăng ký xe tạm thời nhưng chủ xe chỉ được di chuyển trong thời gian và phạm vi, tuyến đường hợp lệ trên giấy. Nếu di chuyển ngoài phạm vi cho phép, chủ xe có thể bị phạt:
(1) Xe máy phạt từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân và từ 1,6 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức; (2) Ô tô phạt từ 14 – 16 triệu đồng đối với cá nhân và từ 28 – 32 triệu đồng đối với tổ chức.
Kết luận
Xe có biển số nhưng chưa có cavet có thể gặp nhiều rắc rối khi tham gia giao thông và bị xử phạt nặng. Theo luật, người điều khiển xe phải có giấy đăng ký, nếu thiếu sẽ bị phạt từ 2 – 3 triệu đồng, thậm chí tịch thu xe nếu không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp. Chủ xe có thể đăng ký biển số tạm thời để lưu thông trong thời gian chờ cấp cavet chính thức.
Liên hệ ngay Hotline 0867 718 883 để được chuyên gia Biendepso1 giải đáp chi tiết các thắc mắc luật biển số xe!
Chuyên gia Biendepso1 giải đáp thêm các thắc mắc trong thủ tục cấp biển số:
- Bấm biển số xe có cần chính chủ không?
- Quy trình bấm biển số xe ô tô